Sâm cau, hay sâm cau rừng được dùng làm dược liệu trong Đông y với tên gọi là tiên mao. Nó có tính ấm, vị cay vào các kinh can, thận tác dụng giúp bổ thận, tráng dương.
Ngày nay, sâm cau là một sản phẩm được rất nhiều người tiêu dùng tìm đến. Tuy nhiên còn khá nhiều người chưa thật sự hiểu về loại cây này cũng như tác dụng của nó.
Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu được khái quát sâm cau là gì, các loại sâm cau, đặc biệt là sâm cau đỏ và tác dụng của nó. Sâm cau là một loại thân thảo, nếu biết cách chế biến sẽ mang lại tác dụng rất tốt cho sinh lí cũng như các bệnh về chân tay,…
Sâm cau là gì?
Chúng ta đã nghe nói về sâm cau cũng như tác dụng của nó nhưng có thể chưa thật sự hiểu đây là loại cây gì. Sâm cau được biết đến là một loại thảo dược dùng để chữa các bệnh khác nhau ở nam giới cũng như các loại bệnh khác.
Ngoài ra, sâm cau cũng được biết tới với các tên gọi khác như ngải cau, cô nốc lan,… Tuy nhiên, cái tên sâm cau vẫn được người tiêu dùng biết đến nhiều nhất. Đây là một loại thực vật có hoa được khoa học phát hiện từ năm 1788. Có thể tham khảo thêm thông tin về sâm cau trên wikipedia tại đây.
Sâm cau là một loại cây ưa ẩm và sống trong điều kiện ẩm rất tốt. Đây là loại cây được khai thác nhiều nhất ở các tỉnh vùng núi Việt Nam như : tỉnh Lai Châu, tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Cao Bằng,… Tuy nhiên, mức độ khai thác quá nhiều,tràn làn,dày đặc nên số lượng sâm cau ở Sơn La, Hòa Bình đã giảm một cách trầm trọng.
Như đã nói ở trên,sâm cau là một loại cây ưa ẩm nên thường phát triển tốt ở những nơi có độ ẩm cao,đất đai màu mỡ. Đây là một loại cây thân thảo có tác dụng rất tốt cho sinh lí, bởi vậy số lượng người tiêu dùng ngày càng tăng cao.
Một cây sâm cau bình thường có độ dài khoảng 20-30 cm, lá hẹp, xếp tầng như các lá cau. Một cây có khoảng từ 3-6 lá, có hình mũi mác hẹp. Phần rễ chính của ngải cau có hình trụ, thắt lại ở hai đầu và phân nhiều rễ phụ.
Rễ chính dạng củ, cắm sâu xuống lòng đất, tự mở để hạt phát tán ra xung quanh nảy mầ. Đây cũng chính là phần được sử dụng làm thuốc nên mới dùng từ « sâm » để đặt tên cho cây.
Sâm cau thường có mùa quả vào khoảng tháng 5 – tháng 7 hằng năm. Hình dạng quả của sâm cau thường có hình nang thuôn, dài khoảng 1,2 đến 1,5 cm; chứa 1-4 hạt phình ở đầu, phía dưới có một phần phụ hình liềm. Hoa của sâm cau có màu vàng, thành từng cụm, không cuống, trên một trục ngắn, nằm trên bẹ lá.
Các loại sâm cau
Trong tự nhiên, sâm cau chia ra hai loại là sâm cau đỏ và sâm cau đen. Xét về hình dạng thì sâm cau đỏ có hình dạng lớn hơn sâm cau đen. Cũng như sâm cau đen,sâm cau đỏ cũng là vị thuốc nam đã được sử dụng từ lâu đời trong y học cổ truyền để làm thuốc điều trị các bệnh phong thấp, liệt dương, tinh trùng ít và thần kinh suy nhược.
Tuy nhiên, trong hai loại trên, sâm cau đỏ vẫn là loại được các quý ông tin dùng bởi hiệu quả của sâm cau đỏ đối với nam giới cao hơn và vị rượu ngâm của sâm cau đỏ thường thơm ngon hơn khiến nhiều người thích uống.
Sâm cau đỏ sau khi được rửa sạch có phần vỏ màu đỏ, thịt bên trong có màu trắng. Khi phơi củ sâm có mùi thơm ngậy. Hiện nay sâm cau đỏ được thu hái từ thiên nhiên nên rất sạch sẽ và an toàn tuyệt đối khi sử dụng. Có thể nói, sâm cau đỏ là một trong những dược liệu vàng hỗ trợ tăng cường sức mạnh sinh lí nam.
Tác dụng của sâm cau là gì?
Dạo quanh một vòng các diễn đàn trên mạng xã hội, ta dễ dàng bắt gặp các bài quảng cáo về sâm cau và lợi ích của nó. Có người bán sẽ có người mua,đặc biệt là các quý ông quý bà muốn giữ lửa hạnh phúc gia đình. Vậy sâm cau có những công dụng gì khiến cho người người nhà nhà truyền tai nhau đặt mua?
Tác dụng của sâm cau chữa yếu sinh lý
Nói tới sâm cau,đầu tiên phải kể đến những công dụng hàng đầu dành cho nam giới trong việc cải thiện sinh lí. Sâm cau có tác dụng làm ôn thận, tráng dương, kiện gân cốt, làm hết cái lạnh, làm tăng cái nóng bởi sâm cau có vị cay, tính ấm.
Theo đông y, Sâm cau phối hợp cùng Dâm dương hoắc, Nấm ngọc cẩu (nấm tỏa dương) là bài thuốc nâng cao khả năng bổ thận, tráng dương, tăng cường năng lực tình dục, phòng chống liệt dương và di mộng tinh vô cùng hiệu quả.
Tham khảo: Nấm ngọc cẩu bổ thận tráng dương, tăng sinh lý cực mạnh.
Tác dụng của sâm cau giúp trị suy nhược cơ thể
Không chỉ ở Việt Nam mà các nước khác như Trung Quốc, Lào, Ấn Độ, Nepal, Philippines cũng rất ưa chuộng trong việc trồng và sử dụng sâm cau. Tại Trung Quốc, nước sắc sâm cau được sử dụng làm thuốc bổ, thuốc hồi sức để điều trị bệnh suy nhược cơ thể, đau lưng, viêm thận cấp,
Sâm cau có tác dụng tăng cường sức khỏe với người tiều đường
Còn ở Ấn Độ, Nepal, Philippines sâm cau tươi được thái nhỏ, hầm với gà để bồi bổ cơ thể. Đặc biệt ở Ấn Độ, người dân có thói quen hòa bột tán mịn rễ sâm cau với sữa uống khi cảm thấy mệt mỏi, yếu sinh lí hay bị bệnh tiểu đường.
Sâm cau có tác dụng giảm đau xương khớp
Không chỉ có tách dụng cải thiện cho các quý ông mà sâm cau cũng giúp cho các quý bà giảm đau nhức xương khớp, chân tay tê mỏi. Sâm cau có tác dụng chống lão hóa khiến da dẻ của các bà, các mẹ trở nên hồng hào, không bị nám, sạm.
Sâm cau có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch
Bên cạnh đó, sâm cau cũng giúp chống loãng xương,chống hạ đường huyết và điều hòa hệ miễn dịch,đảm bảo sức khỏe cho chị em phụ nữ. Quan trọng nhất, trong sâm cau có chứa hoạt tính chống ung thư, bảo vệ và chống độc cho gan. Có lẽ vì vậy mà sâm cau được cả nam giới lẫn nữ giới tin tưởng sử dụng.
Cách chế biến sâm cau
Với những công dụng như trên, rất nhiều người sẽ muốn sở hữu cho mình một bình rượu ngâm sâm cau. Nhưng chế biến và sử dụng như thế nào cũng sẽ ảnh hưởng tới tác dụng của nó.
Nhiều người bỏ tiền ra mua sâm cau nhưng không được tác dụng như mong muốn có thể do cách chế biến không đúng quy trình, làm giảm đi phần nào công dụng của sâm cau. Vì vậy, để giảm bớt chi phí và tránh lãng phí thì bạn nên thực hiện đúng quy trình chế biến của nó,…
Sau khi đã đào hoặc mua được thân rễ sâm cau về, việc đầu tiên các bạn cần rửa sạch, loại bỏ hết đất cát. Có thể sử dụng bàn chải hoặc giẻ rửa bát cọ cho sạch. Vì trong sâm cau có một lượng độc tính nhất định nên sau khi sơ chết cần phải ngâm sâm cau trong nước vo gạo từ 2-3 tiếng cho loại bỏ hết tính độc. Sau đó lại cho ra rửa sạch với nước lã.
Hầu như các quý ông khi sở hữu sâm cau thường lựa chọn bảo quản bằng cách ngâm rượu, vừa khai thác được hết công dụng của sâm cau vừa có được một bình rượu đẹp mắt để trang trí. Có rất nhiều cách ngâm như ngâm cả củ tươi hoặc thái lát mỏng hoặc ngâm sâm cau đã phơi khô. Nhưng lựa chọn ngâm sâm cau như thế nào thì bước sơ chế cũng vô cùng quan trọng.
Với sâm cau tươi: Sau khi ngâm với nước vo gạo,vớt sâm cau ra để ráo nước. Có thể thái lát mỏng từ 3-4mm.
Để làm sâm cau khô: Sau khi đã ngâm với nước vo gạo cho ra hết tính độc, vớt sâm cau ra để ráo nước. Phơi khô cả củ hoặc thái lát mỏng từ 3 – 4mm. Cũng có thể làm sâm cau khô bằng cách cho vào chảo để nhỏ lửa rang, nhớ phải đảo đều tay.
Cách ngâm rượu sâm cau
Tỉ lệ ngâm rượu sâm cau
Để có một bình sâm cau ngon, cho ra được màu đẹp mắt sau khi ngâm và khai thác được hết công dụng của sâm cau thì tỉ lệ ngâm giữa rượu và sâm cau cần phải được để ý.
Với sâm cau tươi: 1kg sâm cau để nguyên củ nên ngâm với 3 – 4 lít rượu.
1kg sâm cau đã thái lát mỏng nên ngâm với 5 lít rượu.
Với sâm cau khô: 1kg nên ngâm với 10 – 15 lít rượu.
Đổ rượu vào ngâm sâm cau
Nên chọn loại rượu từ 40 – 45 độ sẽ cho ra chất lượng sâm cau tốt nhất.
Với loại bình được chọn để ngâm rượu, nên chọn bình thủy tinh,chum sành có dung tích lớn. Có thể chọn bình thủy tinh Hàn Quốc để ngâm sẽ làm tăng hương vị thơm ngon của bình rượu ngâm sâm cau.
Bên cạnh đó, quý ông nên kết hợp thêm nhục thung dung, cây mú từn, ba kích kím, dâm dương hoắc,… để tăng cường sinh lý và giúp bồi bổ cơ thể. Cũng giống như rượu ba kích, rượu sâm cau rất được quý ông ưa chuộng bởi nó giúp tăng bả lĩnh, lấy lại sự tự tin cho cánh mày râu..
Bảo quản rượu sâm cau
Thời gian ngâm sâm cau tươi thường rơi vào khoảng 80 – 90 ngày là có thể sử dụng được. Còn với sâm cau tươi đã thái lát sẽ rơi vào khoảng 40 – 50 ngày là sử dụng được. Điều kiện bảo quản phải tránh ánh nắng trực tiếp, nên để ở nơi khô thoáng, nhiệt độ phòng rơi vào khaorng 25 độ C.
Tuy nhiên nếu sử dụng sâm cau liều cao kéo dài sẽ gây cương dương, dễ gây hao tổn khí huyết. Nên bên cạnh cách ngâm rượu như bình thường, chúng ta cũng có thể kết hợp sâm cau với các vị thuốc đông y khác để giảm bớt tính độc của chúng.
Sâm cau mua ở đâu tại Tp HCM? Địa chỉ bán sâm cau khô uy tín, chất lượng, giá rẻ, giao hàng sâm cau nhanh trong ngày sẽ được chúng tôi bật mí ngay sau đây cho bạn.
Mua bán sỉ và lẻ
khô giá từ 250.000đ/1kg – vị thuốc bổ thận tráng dương
Thảo dược Đặc Sản Tâm Gia
Chúng tôi đang là địa chỉ bán sâm cau và các loại thảo dược và cây thuốc chữa bệnh, các loại dược liệu uy tín chất lượng nhất. Các đối tác có nhu cầu lấy mua sâm cau khô hay các vị thuốc hãy liên hệ với chúng tôi:
Thông tin tại Đặc sản Tâm Gia
Ms Linh – đt / zalo: 0926456456
Facebook: https://www.facebook.com/caythuocthiennhienvietnam
Website: https://blog.dacsantamgia.com/