Cây mực là vị thuốc Nam được dân gian sử dụng và lưu truyền qua bao đời nay. Từ lâu, nó được sử dụng để chữa suy thận, gai cột sống, kiết lỵ, bệnh trĩ, bí tiểu hay tiểu ra mủ cùng một số những tác dụng khác sẽ được bật mí trong bài viết này.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về hình ảnh, tác dụng, cách dùng cây mực trị suy thận và một số bệnh lý khác nhé.
Cây mực là cây gì?
Cây mực còn được người trong dân gian gọi là cây phèn đen, cây chè nộc, cây tạp phan diệp. Ngoài ra, nó còn có tên khoa học là Phyllanathus reticulatus, còn trong y học thế giới thì nó được gọi là Radix hay Folium phyllanathus reticulatus, là loại cây thuộc họ Thầu dầu.
Nó được biết đến là 1 trong 4 vị thuốc Nam chữa trị suy thận hiệu quả. Dược liệu này góp mặt khá nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh thận trong Đông Y.
Mô tả hình ảnh cây mực
Cây mực là loại thực vật thân nhỡ, có thân cao khoảng 2m đến 4m và phân thành nhiều nhánh, mảnh khảnh màu đen nhạt. Lá cây mực thường mọc so le với nhau, có hình dáng giống như lá rau ngót nhưng nhỏ và mảnh hơn. Phiến lá mỏng, hình bầu dục, có màu xanh sẫm, mặt lá trên đậm màu hơn mặt dưới.
Hoa mực màu trắng pha đỏ tía thường mọc thành chùm xen ngang các kẻ lá hoặc nách lá. Mỗi chùm hoa thường chỉ mọc khoảng 3 hoặc 4 bông. Mùa hoa nở thường rơi vào khoảng tháng 8 kéo dài đến tháng 10.
Quả có hình cầu, có kích thước lớn hơn hạt đậu một chút. Khi vừa mới kết quả thường có màu trắng, khi chín quả chuyển sang thành màu đỏ chuyển thành màu tím. Quả mọng nước, khi bóp nhẹ vào quả sẽ có nước màu tím pha đen chảy ra như mực viết. Nước này có vị ngọt nhưng hơi chát, đây cũng là lí do vì sao mà người ta đặt cho nó cái tên là cây mực.
Lưu ý: Cần phân biệt cây mực (phèn đen) với cây cỏ mực (nhọ nồi). Cây mực là cây thân nhỡ, có thể cao đến 4m, trong khi đó, cỏ mực thuộc loài cỏ dại, cao chưa đầy nửa mét.
Cây mực mọc nhiều ở đâu?
Cây mực là loài cây nhiệt đới nên nó có thể mọc hoang khắp nơi đâu đâu cũng thấy sự xuất hiện của nó nhất là ở ven bìa rừng hoặc những bờ bụi ven đường. Ở nước ta, loài cây này phân bố khắp mọi miền dất nước kéo dài từ Bắc chí Nam. Ở một số vùng nông thôn, cây được trồng để làm hàng rào quanh nhà.
Cách thu hái và chế biến cây mực làm thuốc
Tất cả các bộ phận của cây từ lá, thân và rễ đều có thể bào chế làm thuốc. Cây thuốc này thường được người dân thu hái chủ yếu là vào mùa thu. Sau khi thu hái về, dược liệu sẽ được mang đi rửa sạch để loại bỏ tạp chất và đất cát và cắt thành từng khúc nhỏ và mang đi phơi hoặc sấy khô. Vỏ cây được thu hái quanh năm, có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều được tùy theo mục đích sử dụng của từng người.
Công dụng của cây mực
Theo y học cổ truyền, cây mực có vị ngọt nhưng hơi chát,, tính lạnh thường được dùng để điều trị chứng viêm ruột kết, viêm gan, thận cùng một số những công dụng khác như sau:
– Cây mực có công dụng chữa phù thũng, ứ huyết do chấn thương.
– Công dụng của cây mực giúp giải độc rắn cắn, chữa chứng vàng da ở trẻ nhỏ.
– Công dụng chữa huyết nhiệt gây đinh nhọt, giúp tiêu viêm, lợi tiểu, thanh nhiệt.
– Công dụng chữa trẻ em bị cam tích, tiêu chảy ở trẻ nhỏ.
– Ở Ấn Độ, người ta thường sử dụng chúng để điều trị chảy máu chân răng.
Tác dụng của cây mực
Cây mực là một thảo dược quý của kho tàng dược liệu Y học cổ truyền. Từ xa xưa, các thầy thuốc đã lưu truyền nhiều đời sau của mình rất nhiều bài thuốc chữa bệnh từ loài cây này. Ngoài cách dùng độc vị như trên, thì dược liệu này còn có thể kết hợp với một số vị thuốc quý khác để tăng tính hiệu quả. Các bài thuốc được bào chế từ cây mực đều an toàn và hầu như không có tác dụng phụ.
Tác dụng của cây mực chữa suy thận
Cây muối, cây quýt gai, cây mực và cây nổ là bài thuốc có công dụng chữa suy thận rất hay. Được sử dụng khá phổ biến trong dân gian.
Cách dùng cây mực chữa suy thận như sau: Sử dụng 30g dược liệu; cây quýt gai, cây muối, cây nổ sâm đất mỗi loại dược liệu dùng 20g. Đem tất cả các dược liệu đi rửa sạch và sao vàng trên lửa nhỏ, sau đó cho dược liệu vào nồi sắc cùng với 500ml nước. Chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày, thực hiện liên tục trong vòng 1 – 2 tháng sẽ thấy bệnh tình được cải thiện rõ rệt.
Xem thêm: Cây cát lồi chữa viêm thận cấp, phù nề hiệu quả.
Tác dụng của cây mực điều trị bệnh gai cột sống
Để điều trị căn bệnh này, bạn nên chuẩn bj 50g lá và thân cây mực khô, 20g lá lốt, 20g cây xấu hổ, 10g lá bưởi cùng với 15g rễ cỏ xước và rễ gấc. Đem tất cả dược liệu đi rửa sạch và để ráo nước.
Tiếp đó cho lên chảo sao vàng với lửa nhỏ, rồi cho vào nồi đun với 1 lít nước trong vòng 2 tiếng đồng hồ cho cô cạn lại còn 500ml. Chia làm 3 lần uống sau mỗi bữa ăn chính nửa tiếng. Không nên uống thuốc khi bụng đói vì dễ bị say thuốc và nôn ói.
Tác dụng của cây mực điều trị chứng kiết lỵ
Sử dụng 20g mỗi loại dược liệu mạch nha, cam thảo đất và ý dĩ phơi khô, 15g lá cây mực tươi. Đem lá đi rửa sạch rồi mang đi giã nhuyễn, cho thêm xíu nước và chắt lấy nước cốt. Các vị thuốc còn lại đem tán thành bột mịn. Uống 2 lần trong ngày, mỗi lần 1 muỗng bột thuốc với nước cốt cây mực.
Hoặc có thể dùng dây mơ lông, cỏ seo gà, rễ cây mực khô và cỏ tranh mỗi dược liệu dùng 15g cùng với 2 lát gừng tươi. Đem tất cả các dược liệu sắc với 500ml nước để chia làm 2 – 3 lần thuốc uống trong ngày.
Tác dụng của cây mực điều trị rắn độc cắn
Nếu chẳng may bị rắn độc cắn, việc bạn cần làm ngay đó là dùng lá cây mực tươi, rửa sạch rồi mang đi giã nát, lọc lấy nước cốt để uống. Còn phần bã thì đắp vào chỗ bị rắn cắn.
Tiếp đến là băng cố định vết thương lại để ngăn chặn độc tính di chuyển lên phía trên. Và đến ngay trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất trong khu vực để được điều trị kịp thời.
Tác dụng của cây mực điều trị chứng chảy máu ở nướu răng
Khi bị chảy máu ở nước hay còn gọi là chân răng thì bạn chỉ cần sử dụng lá xuyên tiêu, lông não và lá mực khô với một lượng bằng nhau. Đem dược liệu đi rửa sạch với nước, rồi đem giã nhuyễn và ngậm trong miệng dể cầm máu. Tuyệt đối không được unốt nhé.
Tác dụng của cây mực điều trị vết thương hở
Nếu vết thương hở miệng lâu hồi phục, bạn chỉ cần dùng lá cây mực khô đem tán thành bột mịn. Mỗi ngày 3 lần, dùng bột thuốc này rắc lên miệng của vết thương. Lá cây mực sẽ giúp sát trùng, tiêu viêm và giúp vết thương hồi phục liền miệng nhanh chóng.
Tác dụng của cây mực điều trị nhọt độc mới phát
Khi bị nhọt mới mọc lên, điều bạn cần làm ngay đó chính là dùng lá bèo ván và lá cây mực đem rửa sạch để loại bỏ tạp chất mà mang đi giã nhuyễn. Sau đó, mang đắp trực tiếp lên vùng bị nhọt gây đau nhức. Thực hiện 3 lần/ngày cho đến khi nhọt xẹp.
Tác dụng của cây mực chữa chứng đại tiện ra phân lỏng do nhiệt
Sử dụng 40g hạt đậu đen và 30g ngọn lá cây mực. Đem đậu đen sao vàng trên lửa nhỏ, rồi cho cả 2 dược liệu vào nồi sắc cùng với 800ml nước. Sắc đến khi nước thuốc cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp để nguội. Chia làm 3 lần uống trong ngày, thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần sẽ có hiệu quả.
Tác dụng của cây mực hỗ trợ điều trị bệnh trĩ cấp độ I
Sử dụng lá huyết dụ 5 lá, trắc bách diệp 10g và lá cây mực 15g. Đem tất cả các được liệu mang đi rửa sạch, cắt nhỏ và cho vào chảo sao vàng với lửa nhỏ. Cho tất cả vào nồi sắc cùng với 800ml nước lọc, cô cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp.
Mỗi ngày chia làm 3 lần uống, chừa lại khoảng 50ml cho thêm nước và đun cho nước ấm và rửa sạch vùng hậu môn 1 – 2 lần/ngày. Thực hiện liên tục trong vòng 10 ngày để đạt được kết quả như mong đợi.
Cây mực có tác dụng chữa kiết lỵ
Sử dụng vỏ quả lựu và rễ cây mực, mỗi loại dược liệu dùng 20g. Đem cả 2 dược liệu sắc cùng với 500ml nước lọc và chia làm 2 lần uống mỗi ngày. Áp dụng liên tục trong vòng 7 – 10 ngày để bệnh tình được cải thiện.
Cây mực có tác dụng chữa sưng đau và bầm tím do té ngã
Sử dụng 30g lá cây mực, đem đi rửa sạch để loại bỏ tạp chất và giã nhuyễn rồi đắp lên vùng bị sưng đau và bầm tím trong vòng nửa tiếng đồng hồ. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần trong vòng 3 – 5 ngày sẽ khỏi..
Công dụng của cây mực điều trị chứng bí tiểu
Sử dụng cây mực khô khoảng 20g, nếu dùng tươi thì 40g, đem dược liệu đi rửa sạch rồi cho vào ấm sắc uống, có thể uống thay nước trà hoặc nước lọc trong ngày.
Công dụng của cây mực điều trị chứng thủy đậu
Khi trẻ nhỏ hay người thân trong gia đinh bị thủy đậu, bạn nên dùng lá cây mực rửa sạch rồi sắc với nước cho cô đặc lại và cho thêm một chút muối biển vào và dùng khăn thấm nước thuốc và lau vào những chỗ bị thủy đậu hoặc có thể dùng nước này chia thành nhiều lần uống trong ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bôi thêm tuýp kem methylene để thủy đậu mau lành nhé!
Cách dùng cây mực hiệu quả
Cây mực là dược liệu có thể dùng ở dạng sắc uống hoặc giã nhuyễn dùng ngoài da. Mỗi ngày chỉ cần dùng 10g – 15g dược liệu khô sắc cùng với 300ml nước để uống để giúp tiêu viêm, thanh nhiệt cũng như đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Liều dùng này có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào thể trạng, độ tuổi và từng loại bệnh của người sử dụng.
Một số lưu ý khi sử dụng cây mực
Tuy cây mực tính mát, ôn hòa và không có độc tính và tác dụng phụ nhưng khi sử dụng người dùng cần nên lưu ý một số điều sau đây:
– Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham vấn ý kiến của bác sĩ y học cổ truyền hoặc người có chuyên môn trước khi dùng.
– Cơ thể trẻ sơ sinh còn non yếu, không nên cho trẻ sử dụng vị thuốc này.
– Tránh nhầm lẫn giữa cây mực với cây cỏ mực (cây nhọ nồi).
– Trong quá trình điều trị bệnh bằng cây mực thì không nên sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
– Hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất béo và chất đạm, không nên ăn nội tạng của động vật.
– Không nên lạm dụng dược liệu quá liều để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
– Nếu mắc bệnh thủy đậu thì hạn chế đi ra ngoài và kiêng ra gió, tuyệt đối không nên sờ hay gãi những nốt thủy đậu và vệ sinh thân thể sạch sẽ.
– Tùy vào cơ địa mỗi người thuốc sẽ có thời gian phát huy tác dụng khác nhau. Cần kiên sử dụng đến khi hết bệnh.
Cây mực mua ở đâu tại Tp HCM? Địa chỉ bán cây mực khô uy tín, chất lượng, giá rẻ, giao hàng cây mực nhanh trong ngày sẽ được chúng tôi bật mí ngay sau đây cho bạn.
Mua bán sỉ và lẻ cây mực khô giá từ 100.000đ/1kg – vị thuốc nam trị bệnh thần kỳ
Thảo dược Đặc Sản Tâm Gia
Chúng tôi đang là địa chỉ bán cây mực và các loại thảo dược và cây thuốc chữa bệnh, các loại dược liệu uy tín chất lượng nhất. Các đối tác có nhu cầu lấy mua cây mực khô hay các vị thuốc hãy liên hệ với chúng tôi:
Thông tin tại Đặc sản Tâm Gia
Ms Linh – đt / zalo: 0926456456
Facebook: https://www.facebook.com/caythuocthiennhienvietnam
Website: https://blog.dacsantamgia.com/
Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, Phường 14 Quận Tân Bình, TP HCM
——————————————————–
Cây mực – vị thuốc nam trị bệnh thần kỳ
(giá bán cây mực 100.000đ/1kg)
Call/zalo mua cây mực: 0926456456
Cây mực mua ở đâu TPHCM?
Bạn có thể mua cây mực tại những địa chỉ uy tín như Thảo dược An Quốc Thái. Đây là địa chỉ bán cây mực chất lượng số 1 tại TPHCM nói riêng và cả nước nói chung.
Sản phẩm cây mực khô tại An Quốc Thái được thu hái hoàn toàn tự nhiên, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Sản phẩm luôn được trải quả quá trình kiểm định và đóng gói đạt chuẩn của bộ y tế trước khi đến tay quý khách hàng. Chính vì thế mà quý khách có thể hoàn toàn yên tâm và sử dụng.
Hiện tại, An Quốc Thái đang bán cây mực khô với chất lượng đạt chuẩn với mức giá cực kì ưu đãi, chỉ 100.000 VNĐ/KG.
Giá bán cây mực chỉ thay đổi theo mùa vụ. Và hiện nay, An Quốc Thái đang có gói khuyến mãi cho các đơn hàng khi mua 5kg dược liệu sẽ được tặng 1kg. Với đơn hàng tại TPHCM khi khách hàng mua từ 2kg trở lên sẽ được miễn phí ship, với các đơn hàng ở xa thì nhà thuốc luôn hỗ trợ phí ship với quý khách hàng.
Thảo dược An Quốc Thái
Liên hệ đặt hàng: 0902743250 (Mobi) – 0961744414 (Viettel).
Hoặc đến trực tiếp cửa hàng tại địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, Phường 14, Quận Tân Bình, TP.HCM.
Giá bán cây mực: 100.000 VNĐ/KG.
Hy vọng những thông tin trên ít nhiều cũng đã giúp cho bạn có thêm những thông tin bổ ích cho sức khỏe cũng như nơi mua dược liệu uy tín.
Nếu thấy bài viết này có ích thì hãy chia sẻ rộng rãi đến người thân và bạn bè nhé. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết này!